Phân biệt các kiểu hình chiếu và góc chiếu trên bản vẽ kỹ thuật
Mình học xong thì trả hết kiến thức bản vẽ kỹ thuật cho thầy nên khi cần thì phải tra trên Wikipedia, thấy đề bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm của ngành vẽ kỹ thuật, là ngôn ngữ phổ biến để các họa viên, của các nhà thiết kế, và các kỹ sư. Bản vẽ kỹ thuật sử dụng để mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật của các vật thể, các chi tiết, hoặc kết cấu thiết kế nào đó trong đời sống thực tế.
Bản vẽ kỹ thuật truyền thống thường được biểu diễn trên mặt phẳng hai chiều (gọi là 2-Dimensions hay 2D). Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời các bản vẽ ở dạng 3D (3- Dimensions) có khả năng mô tả vật thể một cách trực quan hơn.
Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp dùng trong kỹ thuật, các thành phần chính của bản vẽ bao gồm hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt), và các số liệu ghi trên bản vẽ bao gồm kích thước, dung sai, ghi chú, các thông số kỹ thuật.
Bản vẽ kỹ thuật được vẽ dựa trên một quy tắc thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế khi thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn của vật thể để bất kỳ ai nếu nắm được quy tắc đều có thể đọc và hiểu được bản vẽ.
Ngoài ra có thể nói bản vẽ kỹ thuật còn là một loại tài sản trí tuệ, được đăng ký bản quyền, được mua, bán, trao đổi.
Một trong những nội dung chính thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật là hình chiếu.
Hình chiếu là hình biểu diễn của vật thể trong không gian 3D lên mặt phẳng 2D. Yếu tố cơ bản tạo nên hình chiếu là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.
Bản vẽ thông thường phải dùng đến ba hình chiếu thẳng góc (Multiview projection) để biểu diễn một vật thể bao gồm:
Hình chiếu đứng (Front view - hướng chiếu từ mặt trước nhìn tới),
Hình chiếu cạnh (Side view - hướng chiếu từ bên cạnh bên phải nhìn sang trái)
Hình chiếu bằng (Top view - hướng chiếu từ trên nhìn xuống),
Ngoài ra có thể dùng thêm 3 hình chiếu nữa là từ mặt sau nhìn tới, từ cạnh bênh trái nhìn sang phải, và từ đáy nhìn lên. Ở những chi tiết phức tạp, hình chiếu còn thể hiện mặt cắt ngang vật thể ở một số vị trí nhất định để biểu diễn các chi tiết bị che khuất gọi là hình cắt, hoặc trích một phần vật thể, có kèm phóng to tỉ lệ để biểu diễn các chi tiết nhỏ hoặc khó quan sát, gọi là hình trích.
Hình chiếu thẳng góc (Multiview projection) dùng các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu để thể hiện các mặt của vật thể lên trên mặt phẳng chiếu. Hình chiếu thẳng góc là loại hình biểu diễn đơn giản, hình dạng kích thước của vật thể được bảo toàn, cho phép thể hiện chính xác hình dạng và kích thước của vật thể. Nhưng mỗi hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện được 2 chiều của vật thể nên phải sử dụng nhiều hình chiếu để biểu diễn đầy đủ hình dáng một vật thể, nhất là với những vật thể phức tạp.
Hình chiếu trục đo (Axonometric projection): Bản chất của phép chiếu trục đo là thể hiện cả ba chiều của vật thể lên một mặt phẳng, các tia chiếu song song nhau, tùy theo phương chiếu là vuông góc hay xiên góc với mặt phẳng chiếu.
Tùy theo sự tương quan biến dạng của 3 chiều mà phân ra các loại hình chiếu trục đo khác nhau, bao gồm hình chiếu trục đo vuông góc đều (Isometric projection), Hình chiếu trục đo vuông góc cân (Dimetric projection), và hình chiếu trục đo vuông góc lệch (Trimetric projection)
Hình chiếu phối cảnh (Perspective projection): Sử dụng phép chiếu xuyên tâm, các tia chiếu hội tụ về một điểm gọi là điểm tụ. Dựa vào số lượng điểm tụ mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ và 3 điểm tụ. Ngoài ra còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong cho phép thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống (Bird's-eye view) và hướng nhìn thấp từ dưới lên (Worm's-eye view). Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến cho khoảng cách trông có vẻ gần hơn về hướng người xem.
Trong bản vẽ kỹ thuật và đồ họa máy tính, phép chiếu đa chiều là một kỹ thuật minh họa bằng cách đó một loạt các hình ảnh hai chiều trực quan đã tiêu chuẩn hóa được xây dựng để thể hiện hình dạng của một vật thể ba chiều. Tối đa sáu ảnh của một đối tượng được tạo ra (gọi là hình chiếu chính), với mỗi mặt phẳng chiếu song song với một trong các trục tọa độ của đối tượng.
(Còn tiếp)